Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu về nâm Hầu Thủ
Các chất có tác dụng chữa bệnh từ nấm Đầu khỉ là: Polysaccaride (chủ yếu beta glucan), protein, lectin, phenols, hericenones, erinacines và terpenoids.
Nấm Đầu khỉ không chỉ là nguồn dược liệu quí mà còn là loại thực phẩm ngon bổ dưỡng được gọi là “Kiện bảo thực phẩm”; Dược phẩm bào chế từ nấm Đầu khỉ khá phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; Các thử nghiệm về độc tính đã được tiến hành kỹ lưỡng từ nhiều thập niên qua, kết quả cho thấy cả quả thể lẫn sinh khối sợi đều không hề có độc tính gì đối với người. Về dược lý, nấm Đầu khỉ được chứng minh có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, phục hồi niêm mạc dạ dày, chữa loét thủng ruột, nâng cao năng lực đề kháng với tình trạng thiếu oxy, chống mệt mỏi (điều này lý giải các sản phẩm nước uống tăng lực khá phong phú dùng cho các vận động viên thể thao ở Trung Quốc), chống oxy hóa, chống đột biến, làm giảm mỡ máu, xúc tiến tuần hoàn máu, chống lão hóa, ức chế sinh trưởng của tế bào ung thư
Hàm lượng khoáng trong nấm H. erinaceus cũng khá phong phú bao gồm Fe, Ca, Na, K,…; Các vitamin, đặc biệt B1, B2 có hàm lượng khá cao bao gồm có Niacin, ít vitamin A; Chưa phát hiện thấy vitamin C. Provitamin D có hàm lượng đặc biệt cao trong nấm H. erinaceus khô ở Nhật Bản, có khả năng chuyển thành vitamin D2 khi được chiếu sáng giúp cho hấp thụ và chuyển hóa Canxi, phòng bệnh loãng xương, yếu xương
Các polysaccharide trong nấm Đầu khỉ có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào Lympho T và Lympho B. Trong quá trình điều trị các bệnh viêm gan, viêm phế quản mãn và một số bệnh tim phổi khác, các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch của loại nấm này; Loại nấm này cũng có vai trò trong phòng chống mệt mỏi (anti-fatigues), tăng cường sinh lực đối với nam giới
Các nghiên cứu về khả năng điều hòa miễn dịch và khả năng chống khối u của các polysaccharide chiết xuất từ dịch nuôi hệ sợi nấm H. erinaceus trên chuột cho thấy polysaccharide này có khả năng chống lại sự di căn của khối u ở phổi. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra polysaccharide có khả năng làm tăng cường sự gia tăng của các tế bào T và đại thực bào Trong nấm Đầu khỉ còn có một số hợp chất có khả năng xúc tiến sinh tổng hợp yếu tố tăng cường thần kinh (NGF) có khả năng điều trị bệnh lú lẫn Alzheimer như: hericinone, hericinone D, hericinone E.
Các phân đoạn polysaccharide khách từ nấm H. erinaceus như xylan, glucoxylan, heteroxyglucan và các phức hợp protein của chúng có các đặc tính như là các yếu tố cải biến đáp ứng sinh học (BRM), đó chính có thể là lợi ích của chúng trong liệu pháp miễn dịch Trong nghiên cứu thực nghiệm kháng ung thư, có 5 loại polysaccharide (Flo-a-α, Flo-a-β, FIo-b, FIIo-1 và FIII-2b) có hoạt tính kháng ung thư và tác dụng kéo dài thời gian sống trên động vật tử nghiệm. Dịch chiết từ hệ sợi và quả thể nấm H. erinaceus còn có tác dụng chống gây đột biến rất mạnh trên 5 dòng đột biến của Salmonella typhimurium TA 98; Dịch chiết cồn của hệ sợi hoặc quả thể tốt hơn là dịch chiết nước và dịch chiết từ quả thể nấm có tác dụng chống gây đột biến tốt hơn dịch chiết từ hệ sợi nấm.
Nấm Đầu khỉ có tác dụng bổ gan, khống chế có hiệu quả đối với viêm gan mãn do virut đạt hiệu quả tới 97 - 98%; nấm Đầu khỉ còn có tác dụng bổ ngũ tạng, giúp tiêu hoá tốt, chống viêm loét dạ dày. Trung Quốc đã chế biến thành công viên nhộng từ nấm Đầu khỉ để điều trị viêm túi mật, viêm gan cấp, mãn tính, chữa các chứng khó tiêu, khối u đường tiêu hoá, viêm loét dạ dày tá tràng cho kết quả rất khả quan.
Các chiết xuất của nấm H. erinaceus được cô đặc tới loại bỏ các dung môi hòa tan và thu được phần cặn (gọi là HEM), hợp chất này được vào chế độ ăn kiêng; Hiệu quả của việc điều trị bằng HEM để nghiên cứu bệnh đái đường trên chuột được ghi nhận như sau: những con chuột bị đái đường mà không cho ăn HEM thì khát nhiều hơn những con chuột cũng bị bệnh như vậy nhưng được nuôi bằng HEM, những con chuột cho ăn HEM có tỉ lệ đường glucose trong máu thấp hơn đáng kể so với những con chuột không cho ăn HEM. Hiệu quả làm giảm lượng đường trong máu và tổng cholesterol là đáng kể trên những con chuột hàng ngày cho ăn HEM ở liều lượng 100mg/ kg tới 200mg/ kg trọng lượng cơ thể
Trong H. erinaceus có chứa một số chất có vai trò đáng kể trong việc phòng chống các bệnh biến chứng tim mạch do có khả năng chống rối loạn và điều hòa chuyển hóa lipid. Hiệu quả hypolipidemic của một exo-polymer sinh học được chiết xuất từ dịch nuôi hệ sợi nấm H. erinaceus đã được công bố bởi Yang và các cộng sự
Mori cũng chứng minh rằng dịch chiết từ H. erinaceus cũng có ích trong phòng ngừa hoặc điều trị chứng mất trí nhớ và khôi phục chức năng nhận thức; họ phát hiện ra rằng chính chế độ ăn uống có bổ sung bột H. erinaceus có khả năng ngăn chặn sự suy yếu trí nhớ ngắn hạn gây ra do β - amyloid (25-35) peptide ở chuột đực. Trong một nghiên cứu lâm sàng trên hai nhóm song song, trong đó thử nghiệm trên 50 người đàn ông và phụ nữ Nhật Bản 80 tuổi bị suy giảm nhận thức nhẹ; họ được cho uống của H. erinaceus bột, kết quả cho thấy ở họ có biểu hiện tăng đáng kể chức năng nhận thức so với nhóm không sử dụng bột H. erinaceus; không có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến các thử nghiệm.
Nagano và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng lâm sàng của H. erinaceus trên phụ nữ thời kỳ mãn kinh, người bị trầm cảm, người bị chứng mất ngủ cho thấy với một lượng nấm nhất định bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể làm giảm trầm cảm và lo âu ở những người tham gia thử nghiệm.
Wong và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ quả thể nấm H. erinaceus trong việc điều trị các chấn thương dây thần kinh ở người; trong quá trình thử nghiệm trên chuột Sprague-Dawley bằng cách bổ sung qua đường uống hàng ngày, các kết quả cho thấy dịch chiết từ H. erinaceus có thể thúc đẩy sự tái sinh các tế bào thần kinh ở chuột bị tổn thương dây thần kinh do bị chấn thương cơ cấu myelin dẫn đến sự suy yếu hệ thần kinh nếu không được điều trị sẽ chuyển biến thành bệnh nặng của hệ thống thần kinh. Dịch chiết từ H. erinaceus có khả năng hỗ trợ cung cấp màng bọc myelin bao bọc sợi trục thần kinh, nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào thần kinh. Các tác giả này cũng đã phát hiện trong dịch chiết sợi nấm H. erinaceus giàu phenolic và có chứa hàm lượng sắt tiềm năng có khả năng tăng chất chống oxy hóa. Dịch chiết xuất từ quả thể tươi cũng đã xác định là có chứa mạch 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl có khả năng dọn triệt để các gốc tự do hoạt động; Họ có cũng báo cáo rằng tổng hàm lượng phenolic và khả năng hoạt động chống oxy hóa của dịch chiết xuất từ quả thể nấm Đầu khỉ sấy khô cao hơn so với dịch chiết từ quả thể nấm đông khô hoặc nấm tươi. Trong một nghiên cứu gần đây của Han và cộng sự đã ghi nhận polysaccharide chiết xuất từ H. erinaceus có hoạt động chống oxy hóa quan trọng đối với bệnh thiếu máu cục bộ qua đó giảm thiệt hại do tổn thương thận gây ra trên động vật thí nghiệm.
Hai sản phẩm được PGS TS Lê Mai Hương & CS thuộc Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên sản xuất ( Sản phẩm viên nang Heriglucan và Bioglucumin) là kết quả của đề tài hợp tác giữa viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên và trường Đại học quốc tế Zittaut ( CHLB Đức) gồm hai giai đoạn, giai đoạn I ( 2006-2009) và giai đoạn II (2010- 2012)